Da dầu thường bị ẩm dầu, nhờn rít nên nhiều người hay bỏ qua bước dưỡng ẩm vì nghĩ da đã đủ ẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cấp ẩm cần thiết cho da dầu lại rất quan trọng, vì nếu không đủ ẩm, da sẽ tiết nhiều dầu nhờn hơn nữa.
Cùng Salub Việt Nam tìm hiểu cách chọn lựa và sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu để dưỡng ẩm không phản tác dụng mà giúp cải thiện làn da hiệu quả.
Tìm hiểu về kem dưỡng ẩm cho da dầu
Da dầu là gì?
Da dầu không chỉ đơn giản là loại da luôn trong tình trạng bóng dầu mà bản chất của việc đổ dầu này là do da bị thiếu nước từ bên trong, cùng với tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dẫn đến tiết dầu nhiều hơn bình thường, tập trung ở vùng chữ T hoặc 2 bên má.
Da dầu thường mang đến các vấn đề thẩm mỹ như bóng dầu, lỗ chân lông to và dễ nổi mụn. Tuy nhiên, loại da này cũng có một số lợi ích như chậm lão hóa, ít nếp nhăn và giữ ẩm tốt hơn trong mùa đông.
Vì sao cần dùng kem dưỡng ẩm cho da dầu?
- Hạn chế tiết dầu quá mức
Lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp cân bằng dầu và độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng tiết dầu quá mức từ tuyến bã nhờn. Những sản phẩm dạng sữa hoặc gel thường là lựa chọn hàng đầu với kết cấu nhẹ mát, dễ thẩm thấu và không gây bết dính trên da.
- Ngăn ngừa lão hóa
Nếp nhăn và vết chân chim là những dấu hiệu của quá trình lão hóa da. Mặc dù da dầu lão hóa chậm hơn so với các loại da khác, nhưng không phải là không có.
Việc sử dụng kem dưỡng hay các sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu không chỉ giúp làn da trở nên căng tràn sức sống mà còn là biện pháp hiệu quả để làm chậm quá trình lão hóa.
- Làm dịu và giảm ngứa ngáy da
Để hạn chế tình trạng dầu nhờn và bít tắc lỗ chân lông, nhiều người thường sử dụng các sản phẩm làm sạch và hút dầu mạnh mẽ, vô tình khiến da mất cân bằng độ ẩm dẫn đến khô ráp, ngứa ngáy.
Lúc này, việc sử dụng kem dưỡng ẩm không chỉ giúp cân bằng độ ẩm và lượng dầu trên da mặt mà còn làm dịu da, giảm ngứa khó chịu.
- Bảo vệ da
Đối với những người có da dầu mụn, việc sử dụng các sản phẩm treatment như retinoids, axit salicylic hay benzoyl peroxide,… có thể làm khô da nếu không đi kèm với kem dưỡng ẩm.
Việc này có thể dẫn đến tình trạng da đỏ, ngứa và thậm chí là bong tróc. Kem dưỡng ẩm chính là chiếc lá chắn đắc lực, bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực từ những thành phần trị mụn mạnh mẽ.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn lựa kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm phù hợp để cải thiện tình trạng da
Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu phù hợp
Để biết đâu là loại kem phù hợp với mình, cần dựa vào tình trạng cụ thể của da:
Da khô bên trong (Inner Dry)
Như đã nói ở trên, bản chất của da dầu là do thiếu ẩm từ bên trong, dẫn đến tăng tiết dầu.
Đối với loại da này, nên dùng kem dưỡng ẩm chứa những thành phần cấp ẩm cho da dầu như Hyaluronic Acid, Niacinamide (Vitamin B3) và các loại dầu nhẹ như dầu hạt nho, dầu hướng dương, safflower oil (dầu hoa rum),…
Ngoài ra, nên tránh chọn các loại kem dưỡng có gốc dầu, thay vào đó hãy chọn kem dưỡng gốc nước hoặc có ghi rõ trên bao bì là không chứa dầu (Oil Free).
Da dầu mụn
Da dầu mụn cần tập trung vào các thành phần kháng viêm và kháng khuẩn như:
- Dipotassium glycyrrhizinate: Kháng viêm, làm dịu da.
- Isopropylmethylphenol: Sát khuẩn.
- Glycolic acid: Ngừa bít tắc lỗ chân lông.
- Salicylic Acid: Phân giải bã nhờn.
Bạn cũng có thể lưu ý đến tiêu chuẩn không gây bít tắc lỗ chân lông – Non-comedogenic hay không gây mụn Non-acnegenic trên bao bì sản phẩm.
Đồng thời, sản phẩm có bổ sung probiotics hoặc prebiotics sẽ giúp tăng cường hệ khuẩn có lợi trên da, ngăn chặn mụn trứng cá hiệu quả.
Xem thêm: Review 15 kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn kiềm dầu và giảm mụn tốt nhất năm 2024
Da nhiều dầu, lỗ chân lông to
Da dầu thường đi kèm với vấn đề lỗ chân lông to, tạo điều kiện cho tình trạng nhờn dầu và mụn đen. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp và thành phần tự nhiên giúp kiểm soát dầu, se lỗ chân lông, mang lại làn da mịn màng và khỏe đẹp:
- Đất sét: Kaolin và Bentonite là 2 loại đất sét khi sử dụng kết hợp giúp làm se lại lớp sừng trên da, làm cho lỗ chân lông trở nên nhỏ gọn hơn, đồng thời kiểm soát tình trạng nhờn và làm mờ thâm.
- Acid glycolic: Thường xuất hiện trong các loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu, có khả năng giảm tiết dầu, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ẩm mịn tự nhiên trên da.
- Acid Hyaluronic: Lựa chọn tối ưu cho da dầu với khả năng dưỡng ẩm mạnh mẽ, không gây bết dính và giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da.
- Acid Salicylic: Acid hút dầu có khả năng đi sâu vào lỗ chân lông, hút sạch lớp dầu thừa và bã nhờn giúp se khít và làm thông thoáng lỗ chân lông.
Da dầu mụn và lão hóa
Đối với da dầu mụn hoặc đang có dấu hiệu lão hóa, nên chọn kem dưỡng ẩm da dầu chứa các thành phần giúp cải thiện độ đàn hồi và chống lão hóa như:
- Placenta: Chất chống oxy hóa giúp cải thiện độ đàn hồi của da và chống lão hóa.
- Astaxanthin: Chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV và các tác nhân ô nhiễm.
- Niacinamide: Hoạt chất có khả năng hấp thụ bã nhờn, tăng cường hàng rào bảo vệ da, cải thiện độ đàn hồi và giảm mụn cho da..
- Retinol: Dẫn xuất của vitamin A, giúp ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn, kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc và se khít lỗ chân lông, đồng thời giảm mụn hiệu quả.
- Peptide: Chống lão hóa mà còn hỗ trợ và se khít lỗ chân lông.
Các thành phần cần tránh
- Kem dưỡng ẩm có gốc dầu: lanolin, dầu khoáng hoặc Vitamin E. Những thành phần này có thể cung cấp thêm dầu cho làn da đã quá nhiều dầu, gây tình trạng nhờn dầu không mong muốn.
- Sản phẩm dưỡng ẩm có sử dụng các chất nút nặng: Chất nút là thành phần khóa ẩm mạnh như petrolatum, paraffin hoặc collagen. Thay vào đó hãy sử dụng các chất làm mềm da nhẹ hơn và giữ ẩm nhẹ trên da.
Hướng dẫn sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu đúng cách
Cách thoa kem dưỡng ẩm
Để đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu, việc thoa kem đúng cách là rất quan trọng:
- Sử dụng kem dưỡng vừa đủ để tránh lượng kem thường làm da nặng mặt và thừa dầu.
- Chấm kem dưỡng ẩm ở 5 điểm quan trọng trên da mặt: trán, cằm, mũi và 2 má.
- Tránh tán kem từ giữa mặt ra 2 bên, thay vào đó, nên thoa theo hình vòng tròn để tránh tình trạng kem ứ lại, gây bít lỗ chân lông và tạo mụn.
- Chú ý đặc biệt khi thoa kem ở vùng trán gần chân tóc và mang tai.
- Sau khi thoa kem dưỡng ẩm, hãy kết hợp massage nhẹ để kem thẩm thấu vào da một cách tốt nhất.
- Chờ khoảng 2 – 3 phút trước khi tiếp tục bôi thêm các sản phẩm chăm sóc da khác.
Lưu ý khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu
- Kem dưỡng ẩm nên được sử dụng ngay sau khi tắm hoặc rửa mặt. Da ở trạng thái ẩm giúp kem thẩm thấu tốt nhất.
- Đảm bảo da đã được làm sạch trước khi thoa kem để tránh tình trạng bít lỗ chân lông.
- Tránh bôi kem khi da đang tiết dầu mạnh vì điều này có thể làm tăng cường dầu thừa.
- Trước khi thoa kem lên mặt, hãy thử bôi một lượng nhỏ ở vùng nhỏ trên cổ hoặc cổ tay để kiểm tra phản ứng dị ứng.
- Sử dụng lượng kem vừa đủ, tránh việc áp đặt quá nhiều kem lên da.
- Đối với những người có da dầu nhạy cảm, hãy tránh sử dụng kem dưỡng khi da đang có các dấu hiệu này.
- Duy trì lượng nước hàng ngày cần thiết và bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ quả để da luôn khỏe mạnh.
- Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng giúp da duy trì sự cân bằng và tăng cường quá trình tái tạo tế bào.
Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai lọ mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!
Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0914.08.44.22