A-Z Quy trình sản xuất nhựa nguyên sinh, nhựa tái sinh và nhựa sinh học

Một sản phẩm nhựa được tạo ra phải trải qua rất nhiều quy trình và công đoạn sản xuất với việc sản xuất hạt nhựa là bước đầu tiên. Trong bài viết này, Salub Việt Nam sẽ trình bày về quy trình sản xuất nhựa từ những loại hạt nhựa khác nhau.

Các loại hạt nhựa phổ biến và ứng dụng

Hạt nhựa (masterbatch) là những hạt nhỏ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các sản phẩm nhựa. Quá trình sản xuất nhựa thường bao gồm việc trộn hạt nhựa nền với các thành phần khác nhau như hạt màu, chất độn filler CaCo3, và các phụ gia nhựa. 

Hạt nhựa là nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất nhựa
Hạt nhựa là nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất nhựa

Phân loại hạt nhựa thường dựa trên hai tiêu chí chính:

  • Phân loại dựa vào nguồn gốc: nhựa hóa thạch và nhựa sinh học. 
  • Phân loại dựa vào tình trạng sử dụng: nhựa nguyên sinh (có nguồn gốc từ hóa thạch) và nhựa tái sinh (được tái chế lại từ nhựa nguyên sinh).

Hạt nhựa nguyên sinh

Hạt nhựa nguyên sinh được tạo ra từ dầu mỏ, không chứa tạp chất hay phụ gia, thường có màu trắng. Các loại nhựa nguyên sinh phổ biến bao gồm ABS, PP, PC, PS-GPPS, PA, HIPS, POM, PMMA.

quy trình sản xuất nhựa
Hạt nhựa nguyên sinh PP

Hạt nhựa nguyên sinh được xem là chất liệu chất lượng cao với những đặc điểm:

  • Độ dẻo và đàn hồi cao: Phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu tính linh hoạt và đàn hồi.
  • Chịu cong vênh tốt: Sản phẩm cuối cùng có bề mặt bóng, mịn và màu sắc tươi sáng.

Hạt nhựa tái sinh

Hạt nhựa tái sinh là hạt nhựa được sản xuất từ rác nhựa cũ phế thải như chai lọ, đồ dùng gia dụng cũ, máy móc phế thải…. trải qua các bước bao gồm phân loại, nghiền, làm sạch, phơi khô, nung chảy. Thành phẩm cuối cùng sẽ là các sợi nhựa hoặc các hạt nhựa. 

Hạt nhựa tái sinh là hạt nhựa được tái chế lại từ hạt nhựa nguyên sinh. Tuy nhiên, do là nhựa đã qua tái chế, nên tính năng của loại nhựa này sẽ giảm đi khi so sánh với nhựa nguyên sinh.

Hạt nhựa sinh học

Khác với 2 loại nhựa nêu trên, nhựa sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như tinh bột, protein, cellulose, là sự lựa chọn bền vững với các đặc tính nổi bật:

  • Tự phân hủy: Hầu hết các loại nhựa sinh học đều có khả năng tự phân hủy, giảm gánh nặng cho môi trường.
  • Ứng dụng rộng rãi: Sử dụng trong sản xuất đồ ăn như khay, muỗng, nĩa, ống hút, bao bì, túi nilon, chai nước,…

Sản phẩm được tạo ra từ quy trình sản xuất nhựa sinh học
Sản phẩm được tạo ra từ quy trình sản xuất nhựa sinh học

Xem thêm: Cách lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường trong đóng gói mỹ phẩm

Quy trình sản xuất nhựa phổ biến

Quy trình sản xuất hạt nhựa đa dạng và linh hoạt tùy thuộc vào từng loại nhựa. Tuy nhiên, những bước chính trong quy trình sản xuất nhựa nói chung không thay đổi, bao gồm: xử lý vật liệu thô → tiến hành tạo hạt nhựa → xử lý hậu quy trình. 

Quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh

Hạt nhựa nguyên sinh được sản xuất thông qua quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ, có màu trắng tự nhiên, dẻo, đàn hồi tốt và có khả năng chịu áp lực tốt. 

Đặc biệt, nhựa nguyên sinh tinh khiết hoàn toàn vô hại với người sử dụng. Do đó, hiện nay loại nhựa này được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện tử,…

Quy trình sản xuất nhựa nguyên sinh gồm 3 giai đoạn với hệ thống dây chuyền sản xuất liền mạch và hiện đại để đảm bảo hiệu suất tạo hạt nhựa:

  • Giai đoạn 1

Hydrocacbon được chưng cất phân đoạn để tách thành Propylen và Ethylene – 2 nguyên liệu quan trọng cho quá trình sản xuất hạt nhựa.

  • Giai đoạn 2

Các hợp chất nhẹ hơn sẽ trải qua giai đoạn trùng hợp để tạo ra nhựa polymer. Trong giai đoạn này, những chất phụ gia như chất nhuộm màu, chất dẻo và chất chống cháy được thêm vào để cải thiện tính chất của hạt nhựa.

  • Giai đoạn 3

Styrene và Polyvinyl Chloride là hai hợp chất cuối cùng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh.

Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh

Sản xuất nhựa tái sinh là quy trình quan trọng để giảm lượng chất thải nhựa. Quy trình này bao gồm các bước sau:

  • Giai đoạn 1

Thu gom vật liệu nhựa có khả năng tái chế từ các sản phẩm đã qua sử dụng.

  • Giai đoạn 2

Phân loại và cắt nhựa thành miếng nhỏ để chuẩn bị cho quá trình tái chế.

  • Giai đoạn 3

Làm sạch nhựa để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào và sau đó sấy khô để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

  • Giai đoạn 4

Nhựa được đưa qua quá trình nung chảy và ép thành sợi hoặc hạt nhựa tái sinh, sẵn sàng cho việc sử dụng lại.

Quy trình sản xuất nhựa tái sinh
Quy trình sản xuất nhựa tái sinh

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình sản xuất nhựa tái chế và phương pháp xử lý khí thải khi tái chế nhựa

Quy trình sản xuất nhựa sinh học

Sản xuất nhựa sinh học đòi hỏi quy trình sản xuất phức tạp với 4 giai đoạn chính bao gồm:

Quy trình sản xuất nhựa sinh học
Quy trình sản xuất nhựa sinh học
  • Giai đoạn 1

Khử nước nguyên liệu ở nhiệt độ 160-170oC và nghiền mịn tinh bột ở áp suất cao. Chất phụ gia cần được thêm vào để tăng hiệu suất quá trình.

  • Giai đoạn 2

Trộn nguyên liệu tinh bột đã được nghiền mịn với nhựa tự hủy sinh học (tỉ lệ 10 – 40%), chất ái lực (tỉ lệ 8-15%), nhựa tổng hợp (tỉ lệ 5-15%), chất kết hợp (tỉ lệ 1-3%) và chất phụ gia (tỉ lệ 1-15%) trong thời gian khuấy trộn từ 5-20 phút.

  • Giai đoạn 3

Đưa hỗn hợp đã trộn qua hệ thống máy đùn 2 mã lực với nhiệt độ từ 120 – 220oC để chuyển hỗn hợp thành polime.

  • Giai đoạn 4

Toàn bộ polymer được làm lạnh trước khi trở thành hạt nhựa, tạo ra sản phẩm cuối cùng dạng hạt có màu trắng.

 

Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai nhựa mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!

Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0914.08.44.22

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.