Để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cần có nhiều biện pháp sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường và có phương pháp xử lý nhựa thải đúng cách.
Cùng Salub Việt Nam tìm hiểu quy trình sản xuất nhựa tái chế và cách xử lý nhựa tái chế của một số nước trên thế giới.
Tại sao cần sản xuất nhựa tái chế?
Tiết kiệm năng lượng
Sản xuất nhựa mới đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu và năng lượng. Từ việc khai thác nguồn nguyên liệu đến chế biến, và sau đó là vận chuyển, tất cả đều đòi hỏi sự tiêu tốn năng lượng đáng kể. Nhưng với quá trình tái chế nhựa, chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều.
Việc tái chế nhựa tiết kiệm tới hơn 73% năng lượng so với sản xuất nhựa mới, giúp giảm thiểu sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với môi trường.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Sản xuất nhựa tái chế cũng đồng nghĩa với việc giảm lượng tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên đến 95% lượng chất thải mỏ quặng, 91% nguyên liệu mới được sử dụng. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên cho thế hệ tương lai.
Bảo vệ môi trường
Theo thống kê, việc sử dụng nhựa tái chế đã giúp giảm đi 17 triệu tấn khí CO2 mỗi năm, ô nhiễm nước cũng giảm đi tới hơn 40%. Điều này là tác động tích cực lớn đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm không khí.
Giảm lượng rác thải
Hiện nay, một trong những vấn đề đau đầu là lượng rác thải không ngừng tăng lên. Các bãi rác đang tràn ngập chất thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Phương pháp xử lý rác thông thường bằng cách chôn lấp vẫn tồn tại những nguy hại đối với thiên nhiên và sức khỏe con người. Vì vậy, việc tái chế nhựa phế liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng rác thải và giúp giải quyết vấn đề này.
Những loại nhựa có thể tái chế
Các loại hạt nhựa nguyên sinh đều có thể tái chế được. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu chỉ nhập khẩu nhựa tái chế từ các nước và có 4 loại nhựa thuộc dạng có thể tái chế như sau:
Nhựa PET có tái chế được không?
Nhựa PET, hoặc còn được gọi là PETE (Polyethylene Terephthalate), là một loại nhựa phổ biến thường gặp trong cuộc sống hàng ngày dưới các sản phẩm dạng lỏng như chai nhựa, bình nước, và hộp đựng thực phẩm.
Nhựa HDPE có tái chế được không?
Nhựa HDPE (High-Density Polyethylene) có độ bền nhiệt cao và khá trơ về mặt hóa học. Chính vì tính chất này, nhựa HDPE thường được sử dụng để sản xuất chai nhựa, bình đựng sữa, bình đựng dầu ăn, và đồ chơi.
Nhựa LDPE có tái chế được không?
Nhựa LDPE (Low-Density Polyethylene) thường được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa, găng tay nilon, vỏ bánh kẹo và hộp mì. Tuy nhiên, điểm yếu của nhựa LDPE là khả năng chịu nhiệt kém, do đó, nó không phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ bền nhiệt cao.
Nhựa PP có tái chế được không?
Nhựa PP (Polypropylene) được xem là một loại nhựa tái chế thân thiện với con người và môi trường. Với độ bền cao (từ 130–170ºC) và tính chất trơ về mặt hóa học, nhựa PP thường được sử dụng làm chai đựng nước, lọ thuốc, ống hút, và nhiều sản phẩm khác.
Xem thêm: Nhựa PP có tái chế được không? quy trình và ứng dụng nhựa tái chế PP
Quy trình sản xuất nhựa tái chế của các nước trên thế giới
Áo – Sử dụng công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET
Việc tái chế nhựa PET đã trở nên phổ biến, tuy nhiên, phương pháp truyền thống như đốt chảy hoặc nghiền nhỏ thường không đảm bảo chất lượng.
Tại Áo, một công ty đã đi đầu trong việc phát triển công nghệ tái chế nhựa PET một cách đột phá bằng cách sử dụng enzyme từ loại nấm độc đáo giúp nhựa PET bị phân huỷ thành các phân tử nhỏ hơn, sau đó có thể được chuyển đổi thành nhựa chất lượng cao một cách dễ dàng.
Công nghệ này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm lượng nhựa PET vô giá trị và giúp bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
Na Uy – 97% chai nhựa được tái chế
Theo tổ chức tái chế nhựa Infinitum tại Na Uy, quốc gia này đã tái chế tới 97% chai nhựa, trong đó 92% được tái chế thành nhựa chất lượng cao. Tại đây, chỉ có ít hơn 1% là loại nhựa không thể tái chế, và chúng cũng được xử lý một cách an toàn mà không gây hại cho môi trường.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Na Uy đạt được thành tựu này là hệ thống thu phí mua chai nhựa. Khi người tiêu dùng mua sản phẩm đóng trong chai nhựa, họ sẽ phải trả tiền cho chai đó, với một khoản phí tương đương 3.000 VNĐ – 7.000 VNĐ.
Số tiền này sẽ được hoàn trả khi họ mang chai đã sử dụng đến các điểm thu chai tự động, trạm xăng hoặc cửa hàng tạp hóa, nơi họ có thể nhận lại tiền mặt hoặc được tích điểm cho lần mua sắm tiếp theo.
Kết quả của hệ thống này đã làm cho vòng đời của một chai nhựa ở Na Uy lên đến 50 lần tái chế, làm cho Na Uy trở thành một mẫu hình xuất sắc trong việc bảo vệ môi trường.
Đức – Kế hoạch hạn chế sử dụng nhựa nguyên sinh
Đức nổi tiếng là quốc gia hàng đầu ở Châu Âu về việc tái chế rác thải nhựa. Người dân Đức sử dụng ít nhựa nguyên sinh, tức những loại nhựa được sản xuất từ hạt nhựa dầu mỏ lần đầu tiên.
Xem thêm: Nhựa PP nguyên sinh là gì? Đặc tính và ứng dụng
Những năm gần đây, chính phủ Đức đã thúc đẩy việc sử dụng túi giấy và các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn. Nếu người mua cần túi ni lông, họ sẽ phải trả tiền thay vì nhận miễn phí như trước đây, giúp giảm lượng túi ni lông sử dụng và tạo động lực sử dụng túi tái sử dụng.
Đức cũng đã thiết lập các chính sách mạnh mẽ và đồng bộ về việc sử dụng vật liệu đóng gói và chai nhựa có khả năng tái sử dụng, giúp giảm lượng rác thải nhựa và tạo ra một mô hình bảo vệ môi trường mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đang học hỏi.
Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai lọ mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!
Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0914.08.44.22