Tìm hiểu và phân biệt các loại kem chống nắng trên thị trường hiện nay

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da, với đa dạng loại hình phù hợp cho từng loại da, từng trường hợp sử dụng khác nhau.Cùng Salub Việt Nam tìm hiểu về các loại kem chống nắng để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhất.

Tìm hiểu về kem chống nắng

Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng là sản phẩm chăm sóc da vô cùng cần thiết, thường có dạng kem, tạo lớp màng giúp bảo vệ da trước tác động có hại của tia cực tím như sạm, nám, lão hóa,…

Các loại kem chống nắng đều rất cần thiết trong chu trình chăm sóc da hàng ngày
Các loại kem chống nắng đều rất cần thiết trong chu trình chăm sóc da hàng ngày

Kem chống nắng có thể kết hợp với các thành phần dưỡng ẩm, chăm sóc da khác để vừa bảo vệ da dưới tác động của ánh sáng mặt trời vừa dưỡng da khỏe đẹp, mịn màng hoặc hỗ trợ các vấn đề về da.

Xem thêm: Top 15 kem chống nắng cho da treatment được yêu thích nhất năm 2024

Khi nào nên sử dụng kem chống nắng?

Ánh nắng mặt trời có tia cực tím (UV) mà mắt thường không nhìn thấy, có thể dễ dàng xuyên qua bóng cây, tường hay quần áo và có thể gây ung thư da. 

Ngoài ra, tia bức xạ từ các thiết bị điện tử cũng gây hại cho da với cơ chế tương tự. Vì vậy, cho dù chỉ ngồi trong văn phòng hoặc ở nhà mà không ra ngoài đường thì cũng cần chống nắng đầy đủ hàng ngày để bảo vệ da tối ưu.

Nên thoa kem chống nắng hàng ngày, ngay cả khi không ra ngoài
Nên thoa kem chống nắng hàng ngày, ngay cả khi không ra ngoài

Phân biệt các loại kem chống nắng

Dựa trên cơ chế hoạt động

Kem chống nắng được chia làm 2 loại là kem chống nắng vật lý (physical) và kem chống nắng hóa học (chemical):

  • Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý sử dụng các khoáng chất như một màng bề mặt để ngăn chặn tia tử ngoại thấm vào da. Khi tia tử ngoại chạm vào lớp kem này, chúng sẽ bị phản xạ ra ngoài mà không thấm vào làn da.

Các loại kem chống nắng vật lý thường chứa Titanium Dioxide hoặc Zinc Oxide
Các loại kem chống nắng vật lý thường chứa Titanium Dioxide hoặc Zinc Oxide
  • Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học hoạt động bằng cách hấp thụ tia UV trực tiếp vào bên trong làn da và chuyển hóa thành nhiệt độ, sau đó giải phóng ra ngoài, mang lại hiệu quả bảo vệ da.

Kem chống nắng vật lý (Sunblock/Sunscreen – Inorganic) Kem chống nắng hóa học (Sunscreen – Organic)
Thành phần Thành phần chính là các thành phần khoáng chất hoạt động: Titanium Dioxide, Zinc Oxide. Thành phần chính là các hợp chất hữu cơ gốc carbon Oxybenzone, Octinoxate, Avobenzone,…
Cơ chế hoạt động Làm lệch hướng và phân tán các tia UV có hại ra khỏi da Thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. 
Ưu điểm
  • Bảo vệ khỏi cả tia UVA và UVB.
  • Bảo vệ da ngay sau thi thoa kem, thời hạn sử dụng lâu.
  • An toàn, ít gây kích ứng cho da nhạy cảm.
  • Kết cấu mỏng, dễ thấm.
  • Có thể bảo vệ da với lượng kem ít.
  • Có thể kết hợp với các sản phẩm dưỡng da như peptit và enzym.
Nhược điểm Dễ trôi nếu tiết mồ hôi hoặc gặp nước.

Có thể để lại vệt trắng trên da, đặc biệt là với da sẫm màu.

Có thể gây nặng mặt, tăng tiết mồ hôi.

Cần thoa một lượng lớn và dày, khó tẩy trang.

Có khả năng gây kích ứng cho da nhạy cảm.

Phải thoa trước 20 phút khi ra đường để phát huy hiệu lực chống nắng.

Có thể tăng khả năng mẩn đỏ đối với các loại da dễ bị bệnh rosacea.

Có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm tăng nguy cơ gây mụn trên da.

Xem thêm: Review 19 kem chống nắng cho da nhạy cảm an toàn, lành tính

Dựa trên chỉ số chống nắng

Khả năng tác dụng của sản phẩm chống nắng thường được đánh giá dựa các chỉ số:

  • Chỉ số SPF (sun protection factor)

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đánh giá khả năng chống tia UV của sản phẩm. Trên lý thuyết, 1 SPF tương ứng khoảng 10 – 15 phút tác dụng chống nắng. Nhưng do nhiều yếu tố môi trường mà thời gian thực chỉ đạt khoảng 50 – 60% so với lý thuyết. 

Trong điều kiện hoàn hảo, kem chống nắng với chỉ số SPF 15 sẽ lọc được khoảng 93,4% tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%, và SPF 100 ngăn chặn tia UVB ở mức 98.6%. 

Khả năng chống nắng của các loại kem chống nắng khác nhau tùy vào chỉ số SPF
Khả năng chống nắng của các loại kem chống nắng khác nhau tùy vào chỉ số SPF

Ngoài ra, cần chú ý rằng sử dụng kem chống nắng có chỉ số quá cao có thể làm da trở nên bí bách và dễ gây mụn. Việc chọn lựa chỉ số phù hợp với nhu cầu và điều kiện làn da là quan trọng.

  • Chỉ số PA (protection factor of UVA)

Chỉ số PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố, dao động từ 1 đến 4 + (+, ++, +++ hoặc ++++).

Mỗi dấu (+) thường tương ứng với thời gian tác dụng từ 2-4 giờ. Hiện nay, nhiều sản phẩm kem chống nắng có khả năng lọc tia UVA kéo dài, thường từ 4-8 giờ (PA++) hoặc từ 8-12 giờ (PA+++).

Theo đó, hiện chỉ số PA được chia thành các mức độ như sau:

  • PA+: Chống tia UVA khoảng 40-50%
  • PA++: Chống tia UVA khoảng 60-70%
  • PA+++: Chống tia UVA khoảng 90%
  • PA++++: Chống tia UVA khoảng hơn 90%

Ngoài chỉ số PA, một số sản phẩm cũng có thể sử dụng các kí hiệu thay thế như PPD, UVA-UVB, UVA/UVB, hoặc UVA1, UVA2. Các kí hiệu này có thể thay đổi tùy theo quy định của từng nhãn hiệu, quốc gia, hay tổ chức.

  • Kem chống nắng phổ rộng

Một số sản phẩm từ Anh Quốc hay các quốc gia châu Âu có thể không sử dụng chỉ số PA, thay vào đó là nhãn “Broad Spectrum” hoặc “Full Spectrum” (phổ rộng), đồng nghĩa với việc sản phẩm đã đáp ứng đầy đủ điều kiện chống nắng, bảo vệ da khỏi cả tia UVA và tia UVB.

Các loại kem chống nắng châu Âu thường dùng nhãn Broad Spectrum thay vì ký hiệu SPF/PA
Các loại kem chống nắng châu Âu thường dùng nhãn Broad Spectrum thay vì ký hiệu SPF/PA

Dựa trên vị trí tác động

Dựa trên vị trí sử dụng, có thể chia kem chống nắng thành 2 loại là kem chống nắng cho da mặt và kem chống nắng toàn thân (body).

Thông thường, kem chống nắng cho da mặt có thể dùng cho cơ thể nhưng kem chống nắng cho cơ thể không thể dùng cho da mặt, đặc biệt với các loại da nhạy cảm, dễ kích ứng.

Nên sử dụng các loại kem chống nắng body riêng nếu tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc đi biển
Nên sử dụng các loại kem chống nắng body riêng nếu tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc đi biển

Bên cạnh đó, nếu sử dụng kem chống nắng cho hoạt động thể thao ngoài trời hoặc đi biển thì nên sử dụng kem chống nắng cho da mặt và body riêng để đảm bảo hiệu quả chống nắng toàn thân.

Dựa trên dạng bào chế

Có rất nhiều dạng kem chống nắng và mỗi dạng kem đều có đặc điểm, công dụng khác nhau:

  • Kem chống nắng dạng kem

Là một dạng khá phổ biến với chất kem mịn, dễ bôi và dàn đều trên da. Ưu điểm của dạng chống nắng này là có thể định lượng để lấy ra lượng đủ dùng, dễ sử dụng. Đây cũng là dạng phổ biến nhất, dễ tìm mua do có đa dạng sản phẩm và thương hiệu được bán phổ biến.

Các loại kem chống nắng dạng kem thường rất phổ biến
Các loại kem chống nắng dạng kem thường rất phổ biến

Ngoài ra, nhược điểm của kem chống nắng là dễ làm bí tắc lỗ chân lông vì phải bôi lại nhiều lần trong ngày, cần thời gian để tán đều cũng như thấm vào da để phát huy tác dụng.

  • Kem chống nắng dạng lotion/sữa

Sản phẩm chống nắng có kết cấu lỏng như sữa, dễ thấm trên da, không gây bít tắc lỗ chân lông, khô thoáng và rất thích hợp với những ai có làn da dầu, da mụn, da nhạy cảm muốn sử dụng loại chống nắng mỏng nhẹ, không dày bí.

Các loại kem chống nắng dạng lotion cũng rất được ưa chuộng vì kết cấu lỏng nhẹ, dễ thấm
Các loại kem chống nắng dạng lotion cũng rất được ưa chuộng vì kết cấu lỏng nhẹ, dễ thấm

Tuy nhiên, kết cấu dạng lotion ít được bổ sung thành phần dưỡng ẩm cao nên không phù hợp với da khô.

  • Kem chống nắng dạng xịt

Đây là dạng chống nắng rất thuận tiện khi sử dụng, có thể tiết kiệm thời gian và sử dụng được ở những vùng da có diện tích lớn, khó tiếp cận như tay, gáy, chân, lưng,… 

Kem chống nắng dạng xịt khá thuận tiện khi sử dụng
Kem chống nắng dạng xịt khá thuận tiện khi sử dụng

Nhược điểm của loại này là không bền vững do khi dễ bốc hơi vào không khí làm ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng. Đồng thời, chống nắng dạng xịt cũng không thích hợp để sử dụng trên da mặt vì dễ gây kích ứng, cay mắt cũng như có thể gây hại đến sức khỏe nếu hít phải sản phẩm.

Xem thêm: Bí quyết chọn và sử dụng kem chống nắng cho nam hiệu quả

Dựa trên công dụng

Để việc chăm sóc da hiệu quả hơn, thuận tiện hơn cho người dùng nên các sản phẩm kem chống nắng có nhiều công dụng khác nhau như:

  • Kem chống nắng chống nước

Thích hợp dùng cho các hoạt động thể thao, ngoài trời hay đi biển, hoặc với người dễ đổ mồ hôi,… giúp duy trì hiệu quả chống nắng lâu bền hơn.

các loại kem chống nắng
Kem chống nắng có khả năng chống nước
  • Kem chống nắng nâng tông

Có thể kết hợp công dụng nâng tông và có thể sử dụng thay kem lót trang điểm, phù hợp làm lớp lót khi trang điểm hoặc khi thoa hàng ngày để khuôn mặt sáng mịn, rạng rỡ hơn.

 

Liên hệ với Salub Việt Nam ngay để được hỗ trợ và tư vấn thiết kế – sản xuất chai lọ mỹ phẩm cao cấp dành riêng cho thương hiệu của bạn!

Địa chỉ showroom: 872A Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0914.08.44.22

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.