Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) – thủ đô là Dubai, là thị trường mở, tiêu dùng nội địa phụ thuộc vào nhập khẩu, ngoài ra còn là thị trường tái xuất lớn thứ ba thế giới, UAE hay Dubai được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Công ty Salub Việt Nam tham dự diễn đàn thương mại việt nam – Dubai cùng các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu về thị trường Dubai nói riêng và UAE nói chung, đồng giao lưu, kết nối thương mại đầu tư với các doanh nghiệp đến từ Dubai. Sau đây là những điều quan trọng trong diễn đàn Salub Việt Nam ghi chú lại:
Trước hết, là một thị trường mở nên dung lượng thị trường không giới hạn. Du bai là một trong 7 thị trường thương mại lớn của UAE và một trong 10 thương cảng sầm uất nhất trên thế giới. Tuy với dân số chỉ 1,5 triệu người song thu nhập đầu người lại đứng ở mức cao, trên 20.000 USD/năm, chủ yếu nhờ vào dầu mỏ. Nên sức mua và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa rất cao.
Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang thị trường này luôn tăng trưởng trên 30%. Năm 2005, tổng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và UAE đạt 200 triệu USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 121 triệu USD, tăng 33% so với năm 2004. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 90 triệu USD. Dự đoán, tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm nay sẽ đạt 130 triệu USD và 170 triệu USD trong năm 2017.
Nhiều mặt hàng của ta như tiêu đen, thuốc lá, giày dép, dệt may, thủy sản, chè, cà phê, cơm dừa sấy khô, gỗ gia dụng và thủ công mỹ nghệ, hạt điều, gạo, nhựa gia dụng, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và đồ dùng văn phòng phẩm…đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường này.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của thị trường này cũng như khả năng xuất khẩu của ta thì con số trên vẫn còn khiêm tốn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng kim ngạch các mặt hàng đã xuất khẩu được và mở rộng diện các mặt hàng mới, phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của các nhà doanh nghiệp.
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG DUBAI – DỄ MÀ KHÓ
Theo các chuyên gia, thị trường Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) nói chung và Dubai nói riêng là một trong những thị trường trung chuyển quan trọng, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ta sang thị trường Trung Đông, Tây Á và châu Phi.
Tuy nhiên, hàng hóa xuất vào Dubai không hạn định về số lượng lẫn chủng loại mặt hàng (trừ những mặt hàng cấm nhập khẩu như thịt lợn, mỡ lợn) bởi ngoài tiêu dùng trong nước, nơi đây còn là nơi trung chuyển, tái xuất các mặt hàng sang thị trường châu Phi rộng lớn và toàn bộ khu vực Trung Đông giàu có. 80% hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này đều được tái xuất sang 200 nước và vùng lãnh thổ. Điều đó có nghĩa là bất cứ một công ty nào hoạt động ở thị trường này không chỉ của UAE mà còn của các quốc gia khác trong khu vực Trung Đông.
Song cũng chính vì vậy mà thị trường này cũng nổi tiếng về sự cạnh tranh khắc nghiệt về giá và chất lượng. Nhu cầu xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tái xuất nên các thương nhân Dubai tận dụng triệt để các lợi thế để mua được hàng với các điều kiện có lợi nhất. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan vẫn đang thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường này khiến cho “cuộc chiến” cạnh tranh càng thêm quyết liệt.
Thuận lợi thứ hai là các mặt hàng của Việt Nam đều là những mặt hàng mà UAE có nhu cầu cao. Ví dụ hàng nông sản bao gồm tiêu đen, gạo, cà phê, chè, rau quả nhiệt đới chế biến…là những mặt hàng được UAE ưa chuộng và đã khẳng định được vị trí tại thị trường này.
Các sản phẩm công nghiệp của ta như dệt may, đồ điện tử, giày dép… cũng đã xuất khẩu được sang thị trường này. Tuy nhiên, hiện nay các mặt hàng dệt may và giày dép tại thị trường này gần như đang bão hòa. Do vậy, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc và Ấn Độ trong mặt hàng này sẽ khó khăn hơn.
Đối với mặt hàng thủy sản, thị trường UAE chính là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản do các công ty nước ngoài chưa chú ý khai thác thị trường này và mặt hàng này được miễn thuế hoàn toàn. Tuy nhiên, ngoài các mặt hàng như tôm, cua đông lạnh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý với mặt hàng cá, vì UAE là nước xuất khẩu cá.
Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, UAE cũng là một thị trường cần chú ý khai thác vì hiện nay tốc độ xây dựng tại đây đang tăng trưởng rất nhanh kéo theo nhu cầu về các sản phẩm trang trí nội thất.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý ghi rõ và đầy đủ tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, cách sử dụng, tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, ngày sản xuất và ngày hết hạn bằng tiếng Anh và tiếng Ả rập trên bao bì đối với các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, đồ uống…
Thuận lợi thứ 3 rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu là những rào cản thuế quan và hạn ngạch rất ít. UAE và Dubai áp dụng chính sách thuế quan thấp, thuế nhập khẩu dưới 5%, một số mặt hàng còn được miễn thuế như hải sản tươi sống, tôm cua đông lạnh, rau quả tươi, cà phê, chè, gạo, đường…. Thủ tục nộp thuế cũng đơn giản, một lần ngay khi hàng hóa được thông quan.
Hàng hóa vào Dubai không bị ràng buộc bởi hạn ngạch và hầu như không gặp những rào cản đặc biệt nào về chính sách nhập khẩu, thủ tục hải quan, chứng nhận xuất xứ…
Ngoài ra, các thuận lợi khác là khả năng thanh toán dồi dào, hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh, trang thiết bị thông tin hiện đại, vận tải thông thương, tuyến hàng không thuận tiện và đặc biệt chúng ta đã thiết lập được trung tâm thương mại giới thiệu hàng hóa của Việt Nam tại Dubai và có đại diện thương mại khá am hiểu thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, làm ăn với thị trường này không đơn giản nếu không hiểu văn hóa và phong tục nơi đây. Do vậy phải tìm hiểu kỹ vấn đề này để tránh những rắc rối không đáng có xảy ra. Ví dụ như không chủ động bắt tay phụ nữ, không ăn uống, hút thuốc nơi công cộng, trước mặt người đạo Hồi trong tháng ăn chay Ramadan, đặc biệt không nên tổ chức thương thảo, gặp gỡ hay xúc tiến làm ăn trong tháng Ramadan.
Khi tiếp xúc với các bạn hàng ở thị trường này, cách tốt nhất là nên giao dịch trực tiếp. Hiện nay, ở Dubai có hội chợ bán hàng trong làng toàn cầu diễn ra trong 3 tháng liền. Các mặt hàng đưa vào trưng bày tại đây đều được miễn thuế. Vì vậy, đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp tiếp cận và trực tiếp tìm kiếm đối tác.
Ngoài ra, tuy có mạng lưới giao thông thuận lợi, song giữa ta và UAE vẫn chưa có luồng tàu biển và hàng không trực tiếp khiến chi phí vận chuyển cao, thời gian giao hàng chậm hơn. Các chi phí khác như quảng cáo, phí tham gia các triển lãm và các hoạt động xúc tiến khác cũng khá cao.